Khuyến mãi Khuyến mãi

Điểm danh các loại giò ngon không thể thiếu trong dịp Tết

Th 3 14/03/2023

Giò là một món ăn được làm từ nguyên liệu chính là thịt( gia súc, gia cầm) được xay nhuyễn và trộn với một số nguyên liệu khác, và được gói chặt bằng lá chuối hoặc lá dong và thường được làm chín bằng cách luộc hoặc hấp và rất được ưa chuộng, và là một trong những món ăn truyền thống bởi nó vừa dễ làm, dân giã lại ngon miệng. 

 

Hiện nay có nhiều loại giò ngon được làm từ thịt của gia súc, gia cầm như thịt heo, thịt gà, thịt bò…. Mỗi loại giò thì mang một hương vị đặc trưng riêng. Hãy cùng Giò Chả Cửu Long điểm danh các loại giò ngon không thể thiếu trong dịp tết nhé.  

 

1. Giò lụa 

 

Giò lụa một trong các loại giò ngon không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về, giò lụa hay còn gọi là giò chả hay chả lụa được làm từ nguyên liệu cơ bản là thịt heo kết hợp thêm các gia vị khác như nước mắm, tiêu, ớt,.. và được gói trong lá chuối và luộc. Giò lụa dai giòn thơm mùi thịt cộng thêm mùi đặc trưng của lá chuối tươi được luộc chín. 

 

 

Giò lụa truyền thống

 

Giò lụa là một món ăn rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam, món ăn lại thơm ngon, lại dễ làm lại rất thân thuộc trong những bữa cơm hay trên các mâm cỗ. Hiện nay công nghệ máy móc sản xuất hiện đại thay thế sức lao động con người, hiện đã có máy để giã giò tuy nhiên việc thực hiện giã giò bằng máy móc sẽ không còn ngon như giã giò truyền thống, bởi khi giò giã bằng máy sẽ không mịn, và trở nên bã và xơ nên sẽ mất ngon.

.

 

Giò lụa thái lát mỏng

 

Giò lụa được làm bằng cách giã hoặc xay nhuyễn thịt sau đó cho thêm nước mắm, tiêu. Sau đó được được gói trong lá chuối tươi, và được bó bằng lạt giang thật chặt ( ngoài ra còn có thể bọc thêm nilon hoặc giấy bản ở bên ngoài lá chuối để tránh nước trong nồi thấm vào giò). Quy trình luộc  giò cũng rất quan trọng, phải để nước thật sôi sau đó mới bỏ giò vào một cách từ từ theo chiều đứng, và ngập nước.Giò không nên luộc quá chín hoặc non quá phải luộc vừa đủ chín mới giữ được hương vị thơm ngon. Bình thường với cây giò 1kg thì thời gian luộc là 1 tiếng, tương tự như vậy ví dụ như bạn luộc 0,5kg thì thời gian còn nửa tiếng để hoàn tất.

 

2. Giò bì

 

Giò bì cũng là một trong những loại giò được chế biến từ thịt heo, cũng là một món ăn cũng rất phổ biến trong ngày tết hay các bữa mâm cỗ, tiệc. Loại giò này làm cũng khá đơn giản. Nguyên liệu bao gồm bì heo, thịt heo, nước mắm, và một số gia vị khác. 

 

 

 

 

Giò bì heo

 

Khi làm giò bì cần làm sạch bì sau khi đã luộc chín( vì khi luộc chín thì sẽ dễ làm sạch và khử được mùi hôi trên bì heo) sau đó xắt mỏng. Thịt heo bỏ vào cối giã hoặc đem đi xay nhuyễn. Sau đó nêm nếm thêm gia vị và trộn đều. 

 

Với những nguyên liệu đơn giản đã có thể chế biến ra một món ăn thơm ngon, hương vị đậm đà, dễ ăn và không quá ngấy. Giò bì ngon và đúng hương vị chuẩn thường sẽ có màu trắng hồng. Vị sẽ giòn, dai vừa đủ, ăn sẽ không dễ ngán. Khi bạn làm giò bì hoặc mua ở ngoài bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát để sử dụng món này được lâu hơn.

 

 

Giò bì thái lát

 

Giò bì có thể ăn kèm với rất nhiều món như phở, bún hay đơn giản chỉ là kèm thêm một bát nước chấm ăn kèm với cơm là cũng khiến cho bữa ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra món này nhiều người cũng ăn kèm cùng với các món ăn dân dã như dưa chua, hành muối cũng khiến cho bữa cơm trở nên hấp dẫn hơn.

 

 

3. Giò xào (giò thủ)

 

Giò thủ hay còn được gọi là giò xào.  Khi nhắc đến loại giò thủ chắc mọi người đã không còn xa lạ, một món ăn khá thân thuộc trên bàn nhậu cũng như các dịp lễ tết. Đây cũng là một loại giò truyền thống của ẩm thực Việt với nguyên liệu chính là thịt thủ ( thịt ở phần đầu con heo). 

 

 

Giò thủ hay còn gọi là giò xào

 

Quy trình chế biến món ăn giò thủ tương đối dễ, nguyên liệu lại không khó kiếm, món ăn lại thơm ngon dai dai lạ miệng, chính vì vậy rất được ưa chuộng từ ngoài Bắc vô Nam.

 

 

 

Giò thủ

 

Giò thủ được làm từ thịt thủ heo, bao gồm như tai, lưỡi, nấm hương, mộc nhĩ cùng với các gia vị gồm tiêu, hành, tỏi, nước mắm. Loại giò này khác với các loại khác thường sẽ được làm chín bằng cách hấp hoặc luộc nhưng loại giò này lại được làm chín bằng cách xào chín các nguyên liệu sau đó nén chặt vào khuôn và sau đó gói lại. Các nguyên liệu sẽ gắn chặt lại với nhau do có chất cốt giao trong bì lợn. Một loại giò ngon như vậy nên không thể không điểm danh trong các loại giò ngon trong dịp tết này rồi.

 

4. Giò bò

 

Giò bò là cũng là một trong các loại giò ngon không thể thiếu trong ngày Tết, giò bò có nguồn gốc từ miền Bắc, tuy nhiên món đặc sản này hiện ngày đang dần phổ biến và đa dạng hơn để phù hợp với từng vùng miền.

 

 

Giò bò loại ngon đặc biệt

 

Để làm ra món giò bò hấp dẫn ngon miệng cần một quá trình khéo léo và tỉ mỉ. Để làm giò bò, bạn cần lựa chọn thịt bò mềm, dẻo, có độ đàn hồi và phải làm sạch gân. Sau đó cắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo cho bò cùng các nguyên liệu như nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, tỏi, rồi xay nhuyễn. Việc xay nhuyễn thịt bò đây là một bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi khi xay người phải quan sát kĩ, khi nào thịt bò đạt tới độ chảy thì dừng lại. Công đoạn buộc giò và luộc giò cũng cần có kỹ thuật, thì khi thành phẩm ra sẽ đạt được độ giòn dai. Giò bò đạt chuẩn sẽ có màu hồng của thịt, mùi thơm của hạt tiêu. Loại giò này bạn có thể dùng làm món nhậu hoặc ăn cùng với cơm hoặc bánh chưng.

 

5. Giò me

 

Giò me là một trong các loại giò ngon không thể không nhắc đến mỗi khi xuân sang, giò me hay còn gọi là giò bê đây là món ăn đặc sản của Nghệ An. Món này được làm từ thịt bê nguyên tảng và bì(da bê).

 

 

 

Giò bê đặc sản Nghệ An

 

Khi làm loại giò bê người ta sẽ thái thịt bê dài ít nhất 15cm ( thịt bê là thịt của con bò dưới 1 tuổi) và đem trộn với các gia vị như thảo quả, nước mắm nguyên chất, hạt tiêu, trứng gà để hương vị trở nên đậm đà.

 

Sau khi trộn đều và ướp thịt từ 3 -5 tiếng thì bắt đầu gói giò. Giò được gói trong lá chuối và được bó chặt lại. Thường giò bê người ta gói 2 loại: loại 0,5kg và loại 1kg, loại giò này sẽ hấp trong thời gian 4 tiếng, trong khi hấp phải không được cho lửa to quá cũng không được nhỏ quá vì sẽ ảnh hưởng thời gian chín của giò.

 

Nếu để giò chín quá thì giò sẽ mềm đi ăn không được giòn dai ngoài ra còn giảm độ ngọt của thịt. Nếu để giò chín non sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Giò me sau khi đã chín vớt ra để nguội và gói giấy bạc ở ngoài sau đó cho vào tủ lạnh tầm nửa ngày, thời gian này là thời điểm ăn giò ngon nhất. 

 

Xem thêm các công thức nấu ăn tại các bài viết sau đây: